Kem tươi hiện nay được người tiêu dùng ưa chuộng rất nhiều, đã xuất hiện nhiều từ vài năm trở lại đây. Lý do được khá nhiều bạn trẻ ưa thích, đó là do đây là món giải khát rất hấp dẫn, giá cả phải chăng. Chi phí bỏ ra để mở cửa hàng kinh doanh kem tươi thường là khá rẻ mà lợi nhuận thu lại thường rất cao. Chính vì vậy mà hiện nay xuất hiện khá nhiều cơ sở kinh doanh kem tươi. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu làm kem tươi thì rất ít người tiêu dùng để ý hoặc tìm hiểu. Cùng xem qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguyên liệu làm kem tươi và những hệ lụy liên quan tới sức khỏe người tiêu dùng nếu nguồn nguyên liệu làm kem không được đảm bảo.
1. Phân loại nguyên liệu làm kem tươi
Hiện nay, để cạnh tranh về giá cả, các doanh nghiệp sản xuất kem tươi sẵn sàng giảm giá, kéo theo hệ lụy đó là nguồn gốc của nguyên liệu làm kem cũng không được đảm bảo.
Nguyên liệu làm kem trên thị trường hiện nay có thể chia thành ba loại chính sau đây:
– Loại thứ nhất là các sản phẩm do các công ty trong nước sản xuất từ nguyên liệu được nhập khẩu từ New Zealand, Hàn Quốc. Đây là nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Là sản phẩm được được nhà sản xuất kết hợp phối chế từ sữa bột nguyên liệu cộng với đường, chất ổn định và hương liệu rồi đóng gói thành gói với trọng lượng 1-1,3 kg. Ví dụ về một hãng bột làm kem phổ biến hiện nay và được các đơn vị kinh doanh kem ưa chuộng, đó là bột làm kem tươi ThucPham.com đạt chuẩn quốc tế ISO 22000. Hiện sản phẩm có bán tại website công ty TNHH ThucPham.com và trên cả các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo…
Hình 1: Nguyên liệu làm kem tươi với nguồn gốc, mẫu mã đa dạng
– Loại thứ hai là các sản phẩm được pha trộn theo kiểu thủ công và không có nhãn hiệu, đóng gói sơ sài trong bao nhựa trắng, bên ngoài ghi vài dòng về hướng dẫn pha trộn. Trọng lượng của từng gói cũng là 1,3 kg.
– Loại thứ ba là do những người bán kem tự pha trộn để giảm thiểu tối đa chi phí. Chỉ cần ra những khu chợ mua những loại sữa bột không nhãn hiệu với giá cả chỉ khoảng 35.000 đồng/kg và một số phụ gia, hương liệu. So với 2 loại nguyên liệu trên, thì việc tự chi pha chế nguyên liệu làm kem sẽ rẻ hơn khoảng 10% – 15%.
Xem thêm: 10 Loại Kem Ngon Nhất Thế Giới Nếu Không Thử Sẽ Tiếc Cả Đời
2. Hệ lụy khi sử dụng nguồn gốc không rõ ràng
Theo anh Trung, chủ quán kem trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội thì loại sản phẩm được pha trộn theo kiểu thủ công được khá nhiều người tiêu dùng mua về làm kem tươi. Anh Trung cũng không biết rõ về các loại chất phụ gia, và nguồn gốc của loại sữa bột nguyên liệu được pha chế.
Hiện nay, nhiều chủ cửa hàng kem không quan tâm tới sức khỏe của người tiêu dùng mà chỉ cần những mẻ kem làm ra với mẫu mã đa dạng, khách hàng cảm thấy thích thú, ngon, mịn, thơm mà không cần quan tâm tới nguồn gốc của nguyên liệu làm kem.
Hình 2: Kem tươi với nhiều màu sắc bắt mắt nhưng đằng sau đó là những hiểm họa tiềm tàng
Cứ vào mỗi mùa cao điểm, thì nhu cầu sử dụng kem tươi của người tiêu dùng là khá cao. Chính vì lẽ đó mà nhiều chủ cửa hàng bất chấp tất cả để đẩy mạnh việc kinh doanh. Người tiêu dùng thì vẫn vô tư sử dụng kem tươi mà không biết được những hiểm họa rình rập đằng sau đó.
Mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, thì tình trạng sử dụng nguyên liệu làm kem tươi không rõ nguồn gốc xuất xứ rất khó để kiểm soát được hết.
Chính vì những lý do trên, mà người tiêu dùng cần lựa chọn những cửa hàng uy tín, tin cậy để tự bảo vệ mình khỏi những hiểm họa từ kem tươi.
Xem thêm: Máy Làm Kem Hải Âu Nổi Bật Với 5 Tính Năng “Vàng”
Trên đây là phân loại nguyên liệu làm kem tươi và những hệ lụy đối với sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp người tiêu dùng hiểu biết hơn về kem tươi và những hiểm họa để tự bảo vệ mình.