Cách làm kem từ sữa tươi đang được rất nhiều người quan tâm bởi cách thức thực hiện dễ dàng, mà đem lại nhiều dinh dưỡng. Kem được làm hoàn toàn bằng sữa tươi, cùng vị thơm của vani tạo nên một món kem cực kỳ hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách làm thủ công và với máy.
1. Tác dụng của sữa tươi
Sữa tươi có rất nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Sữa tươi giúp làm giảm khả năng phát triển của bệnh ung thư đường ruột, tiểu đường, cung cấp nguồn canxi lớn cho cơ thể. Một ly sữa tươi cũng có tác dụng đáng kể để làm giảm cảm giác đói. Điều đó giúp bạn không phải ăn nhiều, ảnh hưởng đến trọng lượng của cơ thể và giảm mức độ béo phì.
Trẻ em từ 8 tuổi nếu được uống sữa tươi đều đặn mỗi ngày sẽ có chỉ số cân nặng BMI thấp hơn các trẻ khác, giảm tỷ lệ mắc chứng béo phì ở trẻ nhỏ. Đồng thời hệ miễn dịch của trẻ cũng được tăng cường, nồng độ vitamin D trong máu cũng cao hơn so với các trẻ khác. Do đó, thay vì tăng cân, sữa tươi cung cấp dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh và năng động.
Kem làm từ sữa tươi mang lại bị béo ngậy, ngọt thanh, mát lạnh
Ngoài ra, sữa tươi còn có tác dụng kỳ diệu với sắc đẹp của phụ nữ. Trong sữa chứa nhiều protein, enzyme, axit lactic giúp hạn chế chứng bong da, mụn trứng cá, khô da, giữ ẩm, làm mịn da, chống lão hóa và giúp da kháng lại những ô nhiễm, tác động của môi trường. Nên kết hợp uống và massage mặt bằng sữa tươi sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Sữa tươi còn có tác dụng giúp làm trắng da, tái tạo da, chữa lành sẹo, rỗ, thư giãn mắt.
2. Cách làm kem từ sữa tươi thơm ngậy, đơn giản nhất tại nhà
Làm kem từ sữa tươi theo cách thủ công
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Sữa tươi
- Đường trắng
- Lòng đỏ trứng gà
- Bột vani
– Cách làm được tiến hành như sau:
- Đổ sữa tươi vào nồi, đun đến khi sữa sôi lăn tăn thì bắc ra.
- Lấy lòng đỏ trứng khuấy đều với đường, rồi cho vào nồi sữa. Đặt nồi lên bếp đun nhỏ lửa và quấy đều. Lưu ý: chỉ lấy lòng đỏ trứng gà chứ không lấy cả lòng trắng vì lòng trắng có vị tanh, nếu cho vào sẽ làm kem mất đi hương vị thơm ngon.
- Khi nồi sữa đã sệt lại có độ dính ở cán muỗng thì bắc xuống. Cho bột vani vào quấy đều lại lần nữa. Lọc hỗn hợp và để nguội. Khuấy hỗn hợp khoảng 25 – 30 phút cho kem bông lên.
- Cuối cùng cho hỗn hợp vào hộp, để vào tủ đá là đã hoàn tất cách làm kem từ sữa tươi. Để kem được ngon và ngậy, bạn có thể cho thêm kem tươi vào trộn cùng sau khi kem đã được đánh bông.
Các bà nội trợ có thể tự làm kem từ sữa tươi tại nhà với các bước đơn giản
Làm kem tươi từ sữa chua với máy làm kem
Chuẩn bị nguyên liệu làm kem bao gồm:
- Sữa tươi
- Sữa đặc
- Đường trắng
- Glucose
- Lá gelatine
Cách làm kem như sau:
- Đun nóng sữa tươi trong một nồi, vừa đun vừa khuấy sữa liên tục. Không nên để sữa quá sôi sục vì sẽ bay hơi hết chất dinh dưỡng trong sữa.
- Trộn sữa tươi đã đun nóng với sữa đặc và glucose, rồi đun hỗn hợp trong lửa nhỏ cho đến khi sữa đặc và glucose tan cùng với sữa tươi.
- Ngâm lá gelatine trong nước lạnh cho mềm, sau đó vớt ra rồi hòa gelatin với hỗn hợp sữa ấm trên, cho thêm sữa tươi vào hỗn hợp.
- Để hỗn hợp nguội rồi cho vào ngăn mát khoảng 2 – 3 giờ rồi đổ vào máy làm kem. Cuối cùng lấy kem cho vào hộp đậy nắp kín và cất vào ngăn đá tủ lạnh khoảng vài giờ để kem cứng lại. Khi dùng, lấy thìa xúc kem ra ly hoặc đĩa và thưởng thức.
Làm kem từ sữa tươi nhanh hơn, tiện lợi hơn với máy làm kem tươi hiện đại
3. Những lưu ý khi dùng sữa tươi làm kem
- Không đun sữa quá lâu trong lửa nhỏ: Nhiều người quá cẩn thận thường đun sữa rất lâu để diệt vi khuẩn. Nhưng việc đun sữa trong lửa nhỏ lâu sẽ khiến cho thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi bị phá hủy và bay hơi, làm giảm hiệu quả đối với sức khỏe.
- Khi sữa đạt 60 – 62 độ C, sẽ có hiện tượng mất nước. Các hạt protein từ dạng keo lỏng sẽ chuyển sang keo đặc và lắng xuống. Sữa bò còn có muối axit phot-pho-ric không ổn định. Nếu đun sữa lâu, canxi phot-pho-ric mang tính axit sẽ trở thành canxi phot-pho-ric trung tính làm sữa mất giá trị.
- Cách làm đúng khoa học là đun sữa trong lửa to, khi sữa sôi thì tắt lửa ngay. Như vậy vẫn giữ được các chất dinh dưỡng trong sữa và có hiệu quả sát trùng cao.
- Không cho đường vào lúc sữa đang nóng: Trong sữa bò và đường có chứa lysine sẽ gây ra phản ứng khi gặp nhiệt độ cao, sinh ra lysine gốc glucose. Chất này được xem là có hại cho cơ thể. Cách làm chính xác là sau khi sữa sôi còn nóng già thì mới cho đường.
- Ngoài ra, khi đun sôi đến 100 độ, đường trong sữa sẽ bắt đầu chảy khiến cho sữa có màu nâu và phân hủy thành axit lactic. Đồng thời sản sinh ra axit formic, khiến cho sữa có vị chua, ảnh hưởng đến mùi vị của kem.